MR. LV
Remote Working: Xu thế của tương lai

Remote Working là mô hình làm việc từ xa, còn có tên gọi khác là mô hình làm việc không văn phòng Officeless. Năm 2018, mình cũng có bài viết trên VnExpress nói về mô hình này mọi người có thể tham khảo ở đây nhé.

Mô hình làm việc từ xa thực ra không mới: Automattic, công ty vận hành nền tảng website mã nguồn mở lớn nhất thế giới Wordpress là một ví dụ điển hình về Officeless, hơn 1000 nhân viên của họ đã và đang làm việc từ xa từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp cũng đang chuyển dần sang mô hình cho nhân viên làm việc tại nhà như PwC US. Điều đó khẳng định chắc chắn rằng Remote Working hay Officeless là xu thế của tương lai.

Mô hình làm việc từ xa dĩ nhiên không phù hợp với tất cả loại hình, ngành nghề, công ty. Riêng công ty của mình thì đã áp dụng mô hình làm việc không văn phòng hoàn toàn từ năm 2018. Để vận hành một công ty hoàn hoàn trực tuyến thì phải có phương tiện, vì là một công ty công nghệ nên bọn mình chơi lớn tự xây luôn nền tảng Gemsocial - Mạng xã hội nội bộ để làm việc từ xa vô cùng hữu ích cho mình dưới góc độ quản lý, vừa minh bạch và truyền cảm hứng dưới góc độ của nhân viên.

Để bắt đầu tìm hiểu về Remote Working mình sẽ tạm thời đề cập về 4 nội dung chính:

I. Loại hình làm việc (Remote Working Type)

Fulll-time: Đây là hình thức làm việc như là một nhân viên chính thức, đúng và đủ giờ. Chỉ có điều không cần làm tại văn phòng mà làm ở nhà hoặc bất cứ đâu. Thời gian làm việc mỗi ngày ở một số công ty thông thường là 7 giờ/ngày. Đôi khi là 8 hoặc 6 giờ/ngày. Với đặc thù mỗi nhân viên có một hoàn cảnh, múi giờ khác nhau, thời gian bắt đầu làm việc của mọi người có thể không giống nhau, có người bắt đầu lúc 7 giờ sáng, có người lại bắt đầu trễ hơn lúc 8 hoặc 9 giờ sáng.

Part-time: Đây là hình thức làm việc bán thời gian, nhưng thời gian cũng được cố định (có kế hoạch cụ thể). Part-time không phải hứng giờ nào làm giờ đó nhé các bạn.

Flex-time: Đây là hình thức ưa thích nhất vì mọi người thích làm giờ nào thì làm, không giới hạn số lần check-in mỗi ngày, tuy nhiên phải đúng deadline của công việc được giao. Bên mình thì hiện tại áp dụng loại hình này là nhiều nhất.

II. Các công việc phổ biến (Popular Job Titles)

  1. Web Designer
  2. Copywriter
  3. Customer Services
  4. Graphic Designer
  5. Accountant
  6. Recruiter
  7. Sales
  8. Marketer
  9. Developer
  10. SEO

Còn thiếu gì mọi người bổ sung thêm nhé.

III. Tiền lương và thu nhập

Có 6 loại chính, các bạn làm việc tùy theo sở thích và năng lực cần nắm rõ để deal nhé

  1. Lương cố định theo tháng (Fixed Salary): Đây là tiền lương cố định theo tháng, được tính y hệt như các bạn làm tại công ty bình thường. Loại này cũng được chia làm 2 trường hợp: a- Đối với những nhân sự là dạng cố vấn hoặc chuyên gia, miễn là họ có làm việc trong tháng thì đều nhận được full lương. b- Đối với nhân sự bình thường thì cứ chấm công vào, chấm công ra thì bộ phận chấm công và tiền lương sẽ tính dựa theo số buổi có chấm công như những công ty làm việc theo cách truyền thống.
  2. Lương theo giờ (Hourly Wages): Đây là tiền lương theo giờ làm việc thực tế, lúc tuyển dụng hoặc là các bạn có Hourly Rate của mình, hoặc là Job này công ty đấy đã có con số luôn rồi thì có thể deal theo mức trung bình cộng hoặc là đồng ý với chính sách sẵn có của công ty. Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh ở đây là làm sao biết công việc đó thực sự mất bao nhiêu giờ để làm, nếu quá nhiều thì công ty sẽ tốn chi phí cao hơn; nếu quá thấp thì bạn bị lỗ. Cho nên có một giải pháp đó là Time Log, hoặc bên mình goi là Time Tracking. Mỗi khi bắt đầu làm task nào đó thì Check-in Task, không còn làm nữa thì Check-out Task. Hoặc nếu không có tương tác gì thì tự động Check-out luôn, ví dụ nhân viên làm việc ngủ quên cmnr chẳng hạn :)) Nghiên cứu sâu về Lương theo giờ mình nghiệm ra được rất nhiều điều hay, và sẽ chia sẻ ở một bài khác nhé.
  3. Lương khoán theo công việc (Task Wages): Trường hợp này hay gặp nhất, công việc được khoán với một mức lương cố định, bạn làm xong sẽ được nhận lương, không cần biết bạn mất bao nhiều thời gian để làm.
  4. Hoa hồng (Commission): Có những công việc như Sales thì sẽ có thêm phần hoa hồng khi bán được hàng
  5. Thưởng (Bonus): Cái này là thưởng dựa trên kết quả công việc, hoặc hoàn thành sớm trước deadline, hoặc kết quả kinh doanh của công ty tốt thì sẽ có những khoản này.
  6. Phụ cấp (Allowance): Một số bạn làm việc từ xa nhưng không có không gian làm việc phù hợp tại nhà thì có thể ra quán cafe ngồi làm. Những công ty có chính sách tốt thì có thể trả tiền cafe cho nhân viên luôn dựa theo bill cafe của nhân viên.

IV. Công cụ làm việc

Thì ngoài những công cụ chuyên môn của các bạn, thì chúng ta nên sử dụng thêm 2 loại công cụ sau:

  1. Nền tảng quản lý công việcTự quản lý (Self-manage): Hiện giờ mình thấy mọi người hay dùng Notion, dĩ nhiên bạn dùng Google Sheet cũng được. Điều quan trọng nhất mình nghĩ khi các bạn làm việc Remote, thì các bạn cần phải biết là mình đã và đang tốn bao nhiều thời gian thực tế để hoàn thành công việc đó. Thời gian đó cần phải bao gồm từ việc Đọc và phân tích brief, Họp, Training, Thời gian thực làm, Thời gian báo cáo, Thời gian chỉnh sửa,… Thực ra sẽ tốn khá nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.Công ty quản lý hoặc nhóm quản lý: Hiện giờ nhiều công ty cung cấp giải pháp quản lý công việc lắm, ví dụ như Trello, nhưng dưới góc độ trong nhóm đa số là các bạn làm việc Remote thì cũng không cần tìm hiểu về phần này, còn các anh chị chủ doanh nghiệp nếu cần mình sẽ chia sẻ ở một bài khác nhé.
  2. Tự quản lý (Self-manage): Hiện giờ mình thấy mọi người hay dùng Notion, dĩ nhiên bạn dùng Google Sheet cũng được. Điều quan trọng nhất mình nghĩ khi các bạn làm việc Remote, thì các bạn cần phải biết là mình đã và đang tốn bao nhiều thời gian thực tế để hoàn thành công việc đó. Thời gian đó cần phải bao gồm từ việc Đọc và phân tích brief, Họp, Training, Thời gian thực làm, Thời gian báo cáo, Thời gian chỉnh sửa,… Thực ra sẽ tốn khá nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.
  3. Công ty quản lý hoặc nhóm quản lý: Hiện giờ nhiều công ty cung cấp giải pháp quản lý công việc lắm, ví dụ như Trello, nhưng dưới góc độ trong nhóm đa số là các bạn làm việc Remote thì cũng không cần tìm hiểu về phần này, còn các anh chị chủ doanh nghiệp nếu cần mình sẽ chia sẻ ở một bài khác nhé.
  4. Công cụ họp hành trực tuyến: Google Meet, Zoom và Microsoft Team.

Còn tiếp…

Bản quyền © 2022 MR. LV. Tất cả các quyền được bảo lưu.

Built with Eraweb